Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Xạo

Hùi đó, ngày còn bé đã nghe người ta nói mấy từ cửa miệng "dễ thương dễ sợ" với "xạo", lúc đó đã biết gì đâu [:D], nghe người ta nói thì nói theo, nhất là từ "xạo", nghe rất ấn tượng, rất miền Nam (tại ở Hà Nội chẳng ai nói "xạo" hết).

Lâu lắm rồi, lâu lâu lâu, lâu đến nỗi chẳng biết là bao lâu nữa (^^). Bữa nay lên mạng, nghe người ta kể mới thấy, bây giờ người Sài Gòn hầu như chỉ còn nói “dễ thương”, cái tính từ trái nghĩa đi liền sau đã rơi đâu mất! Tất nhiên, ai đã từng nói “dễ thương dễ sợ” đều hiểu rằng đây là câu nói vui vui,thường mang nghĩa khen ngợi tán thưởng (một người nào đó) chứ ko phải chê bai. “Trời, con nhỏ dễ thương dễ sợ”… [Hi, lúc nào sẽ viết thêm về cái sự dễ thương dễ sợ này :D]

Còn XẠO là một từ nhiều nơi sử dụng, thường có nghĩa như nói dóc, nói vui. Nhưng có lẽ ít nơi đâu từ XẠO dùng phổ biến trong nhiều trường hợp như ở Sài Gòn/ Nam bộ.
Xạo không hẳn là nói dối, nói láo, nói dóc, nói khóac, nói đãi bôi, nói bịa, nói tào lao, nói vui, là nói không thật lòng… Nhưng luôn đúng nghĩa từng từ đó trong mỗi trường hợp cụ thể.

Nói ai đó XẠO có khi là trách yêu, là bực tức, là thờ ơ là không quan tâm, là khẳng định… Mức độ và sắc thái của từ XẠO thường được hiểu qua ngữ điệu giọng nói.
Anh xạo quá à… Mày xạo sự quá đi! Thằng đó xạo xạo sao á… Xạo hòai! Đừng xạo nữa nghen… Đồ ba xạo… Ôi nó xạo ấy mà…Hồi trước còn hay nói “xạo ke” nghe rất vui chả có gì là trách móc.

Có thể lấy vô vàn ví dụ khác nhau về cái gọi là XẠO, từ nghĩa vui nhất của lời nói đến nghĩa tệ nhất chỉ hành vi thái độ.
Trong cuộc sống ai chả từng có lúc nói xạo một chút, phải không?


P/S: Tui ko phải dân văn chương ngôn ngữ, entry này lại lạm bàn về từ ngữ. Đụng chạm nghề nghiệp qúy dị nào xin hà bá đại xá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ai có ý kiến gì nào!

Bài đăng ngẫu nhiên