Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Nếu may mắn không đến với mình, hãy tự đi tìm nó.

Thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư tiêu hết vèo chỉ sau 12 tháng, phải cầm cố cả nhà cửa, Nguyễn Ngọc Điệp vẫn không từ bỏ ý xây dựng web mua sắm có cái tên rất Việt - Vatgia.com.

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời (Nhà may Phú Hưng với hơn mười cửa hàng tại Hà Nội), dường như chẳng bao giờ Điệp phải lo toan đến những chuyện cơm - áo - gạo - tiền.
Năm 22 tuổi sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương, Điệp nhanh chóng đầu quân cho một doanh nghiệp ở Nhật Bản rồi trở thành một trong những người làm thuê với mức lương tháng lên tới hơn 10.000 USD. Anh nhanh chóng tậu nhà, xe và nhiều phương tiện khác có giá trị mà chẳng cần bất cứ sự trợ giúp nào từ cha mẹ.
Tưởng chừng với bệ phóng vững chắc và khởi đầu suôn sẻ ấy, Điệp sẽ chọn lựa cho mình lối an toàn: Nối nghiệp gia đình phát triển nghề may lâu đời hoặc trở thành người làm thuê có mức thu nhập cao ngất ngưởng. Thế nhưng, khi đã có trong tay gần như mọi thứ - nhà cửa khang trang ở Hà Nội, xe hơi, khoản thu nhập mơ ước, Điệp vẫn đau đáu phải làm cái gì đó để bằng hiểu biết của mình đem lại nhiều giá trị cho xã hội hơn.
Ông chủ web Vatgia.com - Nguyễn Ngọc Điệp.
“Cuộc đời là chuỗi những nhân duyên, chẳng ai sinh ra đã nghĩ mình sẽ trở thành ông chủ doanh nghiệp, tôi cũng vậy. Đôi khi cơ hội đến bất ngờ như thể số phận đã định sẵn vậy và nó buộc phải xảy ra”, Giám đốc Vatgia.com lý giải rất đơn giản về con đường khởi nghiệp của mình.
Điệp bén duyên với vatgia.com tại thời điểm kiến thức của anh về công nghệ thông tin lẫn thương mại điện tử vẫn ở giai đoạn chưa có gì. Năm thứ 4 - khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại thương, anh đầu quân cho một công ty chuyên về xuất khẩu lao động, đầu tư, xuất nhập khẩu, tư vấn du học, du lịch, tổ chức event… Sau đó, anh nhận được suất học bổng tại Nhật và vừa học vừa làm việc tại đây. Những ngày trên đất Nhật Bản, được tiếp xúc nhiều với cộng đồng mạng với phương thức giao dịch trực tuyến, Điệp bắt đầu tập làm quen với thương mại điện tử.
Hồi đó, bạn bè, người quen thường nhờ Điệp đặt mua máy tính, máy ảnh, camera, mỹ phẩm,… của Nhật để gửi về Việt Nam. Công việc bận rộn, không có điều kiện đi lại nhiều, Điệp mày mò đặt mua hàng qua các trang mạng của Nhật. Thực hiện càng nhiều giao dịch online, Điệp càng thấy ham mê. Anh bắt đầu để tâm nghiên cứu các website thương mại điện tử tại đây.
Rồi thông qua các cuốn sách viết về hiện tượng kinh tế của Nhật Bản cũng như thế giới, anh ngẫm ra một điều: Hầu hết tỷ phú thế giới đều tập trung vào 4 lĩnh vực chủ chốt: công nghệ, bất động sản, dầu lửa và phân phối. Trong lĩnh vực công nghệ các công ty hàng đầu như Yahoo, Google hay Facebook,… đều được thành lập từ hai bàn tay trắng bởi những người rất trẻ. Từ đây, Điệp nhen nhúm ý tưởng thành lập công ty riêng kinh doanh lĩnh vực khá mới tại Việt Nam - bán hàng qua mạng.
Ban đầu, Điệp có ý tưởng xây dựng một website hoàn toàn bằng tiếng Nhật để cung cấp thông tin về Việt Nam cho khách hàng Nhật Bản. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với họ, anh hiểu rằng người Nhật yêu cầu tiêu chuẩn rất cao. Ngoài thông tin đồng bộ, họ còn yêu cầu hệ thống thanh toán, thẻ tín dụng… kèm theo, nên anh làm thử bằng tiếng Việt trước.
“Bạn bè là người Nhật khi biết ý tưởng này cũng khuyên tôi nên tập trung làm thị trường Việt Nam bởi với gần 90 triệu dân, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho thương mại điện tử, lại đang bị bỏ ngỏ hoàn toàn, chưa có một công ty nào chiếm lĩnh”, Điệp kể.
Anh mang ý tưởng này đến làm việc với gần 20 công ty có tiếng về công nghệ tại Việt Nam để đặt hàng họ phát triển. Tất cả đều lắc đầu từ chối vì yêu cầu của Điệp đưa ra về dữ liệu và tính năng quá khó và phức tạp. Chán nản nhưng Điệp không chịu bỏ cuộc, anh tiếp tục tìm người nghiên cứu độc lập. Sau 6 tháng làm ngày làm đêm, website vatgia.com bắt đầu thành hình vào đầu năm 2007.
Những ngày đầu hào hứng, Điệp nhẩm tính với số vốn tích lũy vài trăm nghìn đôla, cộng thêm tiền cho thuê căn nhà anh sở hữu và tiền lương làm thêm cho công ty cũ, anh có thể duy trì được công ty mới hoạt động. Ai ngờ, đúng một năm sau, khi vatgia.com vẫn còn trong giai đoạn khởi động, chưa mang lại doanh thu thì nguồn vốn mà anh có - 300.000 đôla bắt đầu cạn kiệt. Trong khi, mỗi tháng anh vẫn phải ứng tới 200 triệu đồng để trả lương nhân viên, Vatgia.com đứng chênh vênh bên bờ phá sản. Đã có lúc anh tính đến việc bán nhà, bán xe, cầm cố đồ đạc có giá trị để duy trì công ty hoạt động.
Thế nhưng, trong lúc khó khăn nhất, vận may vẫn mỉm cười với Điệp. Bạn bè bên Nhật biết anh khó khăn đã tự nguyện giúp đỡ người 5.000, người 10.000 đôla và động viên anh vượt khó. Được bạn bè giúp sức, vatgia.com tiếp tục duy trì hoạt động cho đến tháng 3/2008 thì Quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ - IDG đã quyết định rót vốn vào đây. “Trước khi IDG vào một tháng, chúng tôi đang ở giai đoạn cầm cự, anh em 'ăn cơm nắm nằm vùng' để duy trì hoạt động của công ty”, Điệp kể.
Thế nhưng, có tiền, Điệp lại vấp phải khó khăn mới - đó là nghĩ cách tiêu tiền. “Có tiền, chúng tôi bắt đầu mở rộng quy mô, lập cơ sở mới, thuê văn phòng to đẹp hơn, thu nhập anh em cũng tăng đáng kể. Thế nhưng, cái khó lại nảy sinh”, Điệp kể.
Vatgia.com khởi đầu với 5 thành viên bỗng chốc tăng tới 70 người, rồi 120 nhân viên… Điệp đối mặt với thách thức trong quá trình hoạt động, nhân viên đi về không ai quản lý, phòng nhân sự chưa có, mỗi thành viên quản lý một nhóm nhỏ độc lập như một vương quốc riêng.... Mọi thứ trở nên hỗn loạn. Lúc bấy giờ, Điệp cầu cứu các công ty lớn cùng ngành tại Nhật.
“Sau khi nghe, họ không đưa ra lời khuyên mà tặng cho cuốn sách và nói về nhà đọc, mọi bí quyết nằm cả trong đó”, anh kể. Đọc xong cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” mà bạn bè tặng, Điệp thở phào. Anh hiểu rằng muốn công ty lớn mạnh phải cần xây dựng một văn hóa riêng, có giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn... mới có thể thống nhất phát huy được sức mạnh tinh thần và mọi nguồn lực của nhân viên.
Điệp tâm niệm trong công ty, ông chủ duy nhất là khách hàng. "Tôi nhớ mãi câu nói của Sam-Walton người sáng lập Tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới Wal-Mart: Trong công ty, chỉ có một ông chủ duy nhất đó là khách hàng. Khách hàng có thể đuổi việc từ giám đốc cho đến nhân viên chỉ với một hành động duy nhất đó là mua hàng của công ty khác. Chính câu nói này đã định hướng toàn bộ công ty tôi”, Điệp nói.
Xác định được hướng đi, mục tiêu và giá trị cốt lõi, vatgia.com nhanh chóng ổn định hệ thống và tạo nên những bước nhảy vọt. Đến đầu năm 2010, vatgia.com bắt đầu tạo ra dòng tiền dương.
Nhiều năm nay, Điệp vẫn trung thành với chiếc xe mà anh mua khi còn làm tại công ty cũ và giữ mức lương 1.000 đôla một tháng. Trong khi đó, nhiều cán bộ dưới quyền nhận khoản thu nhập gấp đôi thậm chí gấp 3 so với giám đốc. Sở dĩ anh sống sung túc với mức lương "khiêm tốn" này vì cho rằng mình may mắn khi vẫn giữ được 2 căn nhà cho thuê. Đây là 2 trong số 3 căn nhà mà Điệp mua được tại thời điểm chưa thành lập công ty riêng.
Năm học lớp 9, bố mẹ ly hôn, anh phải ở nhờ họ hàng và di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Tại thời điểm đó, Điệp hiểu được giá trị của ngôi nhà nên khi kiếm được tiền là anh quy đổi hết ra nhà đất. Thế nhưng kể từ khi mở công ty, tất cả nhà đều phải cho thuê để có tiền duy trì Vatgia hoạt động.
Năm 2008 (vừa tròn 30 tuổi) anh được về ở tại căn nhà của chính mình bởi đã có dòng tiền đầu tư đến từ IDG. “Phần thưởng lớn nhất đối với tôi trong quá trình khởi nghiệp là đã trở về được chính ngôi nhà của mình chứ không phải tiếp tục sống kiếp ở thuê nữa”, Điệp tâm sự.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Chừng nào mới được thế này nhỉ?

 
Kamprad, người sáng lập hãng IKEA, được nhắc đến không ngớt trên các phương tiện truyền thông, sau khi tờ tạp chí chuyên về kinh doanh của Thụy Điển, Veckans Affarer, đăng bài nói rằng ông đã “qua mặt” Bill Gates và được coi là người giàu nhất thế giới. Dù cơ cấu sở hữu “khác người” của IKEA biến bài báo trên thành chủ đề của những cuộc tranh luận, với lý do khi đó Kamprad đã không còn là chủ của IKEA, thì vẫn không ai nghi ngờ rằng IKEA là một trong những công ty tư nhân lớn nhất và thành công nhất thế giới, với hơn 200 cửa hàng ở 31 quốc gia, hơn 75 ngàn nhân viên và tạo ra lợi nhuận hơn 12 tỷ EUR hàng năm từ việc bán hàng.
Sự ra đời của một doanh nhân
Kamprad sinh năm 1926 ở miền Nam Thụy Điển và lớn lên ở một trang trại có tên là Elmtaryd cạnh ngôi làng nhỏ ở Agunnaryd. Từ khi còn ít tuổi, ông đã học được cách mua sỉ diêm ở Stockholm rồi bán lại với giá cao hơn chút ít. Khoản chênh lệch không nhiều, nhưng đây quả là món tiền lời đáng mơ ước của một người dân nông thôn. Ông dùng khoản tiền này để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh sang mặt hàng cá biển, lúa mạch, đồ trang trí cây thông Noel, bút chì…Năm 17 tuổi, cha Kamprad tặng ông một số tiền khá lớn để thưởng cho thành tích học tập ở trường phổ thông. Bạn có biết ông dùng khoản tiền đó vào việc gì không? Ông lập công ty IKEA. Sự ra đời của IKEA
Cái tên IKEA được hình thành từ những chữ viết tắt của Ingvar Kamprad (I.K.) cộng với chữ cái đầu tiên của Elmtaryd và Agunnaryd, trang trại và làng quê nơi ông lớn lên. Ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang một loạt các mặt hàng khác, kể cả ví da, đồng hồ, đồ kim hoàn và tất chân. Khi phát triển năng lực kinh doanh để đáp ứng những đòi hỏi khác nhau của khách hàng, ông tạm thời ngưng sử dụng thư đặt hàng mà thuê luôn những chiếc xe chuyên dùng chở sữa ở địa phương vận chuyển hàng cho mình.
Hướng đến đồ gỗ nội thất
Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ và nhóm sản phẩm chính của hệ thống cửa hàng của IKEA. Việc khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho phép ông giữ được mức giá bán thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đồ gỗ nội thất dần dần trở nên “hút khách”, và vào năm 1951, Kamprad quyết định không theo đuổi những mặt hàng khác mà chỉ dồn hết sự tập trung vào đồ gỗ. Năm 1953, IKEA mở phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên dưới áp lực rất lớn của đối thủ cạnh tranh. Lúc này, công ty đang ở trong cuộc chiến về giá với đối thủ chính, vì thế, phòng trưng bày này giúp cho người tiêu dùng tiếp xúc gần hơn với sản phẩm đồ gỗ của công ty, bởi họ nhìn thấy được, chạm vào được, cảm thấy và tin tưởng được vào chất lượng trước khi quyết định mua hàng.
Cuộc đua dẫn đến sự đổi mới
IKEA giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào yếu tố luôn đổi mới và phong cách đặc trưng trong thiết kế kiểu dáng. Hầu hết sản phẩm đồ gỗ nội thất của IKEA đều có thể xếp gọn lại được, nhờ đó tiết kiệm được chi phí vận tải, hạn chế tối đa sự hư hỏng trong quá trình di chuyển, tăng dung lượng hàng trên cùng diện tích kho bãi, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng hơn trong vận chuyển, nếu họ không muốn sử dụng dịch vụ này của công ty. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này là áp lực cạnh tranh từ phía những đối thủ của IKEA đối với các nhà cung cấp của IKEA, đến độ họ đã gần như tẩy chay IKEA, buộc IKEA phải tự mình xoay sở.
Kiểu dáng đẹp, nhiều chức năng, chất lượng cao cộng với giá bán thấp
Tầm nhìn của Kamprad chính là động lực thúc đẩy thành công của IKEA. Công ty đã tuyển dụng và tổ chức đào tạo các nhà thiết kế của riêng mình. Kamprad tin rằng công ty tồn tại không chỉ để cải tiến, phát triển cuộc sống, mà phải hướng đến sự phát triển chính những con người ở đây. Việc thiết kế cửa hàng theo nguyên tắc tự phục vụ và tính đa dụng, dễ kết hợp của các bộ phận đồ gỗ nội thất không hoàn toàn vì mục đích kiểm soát hay tiết kiệm chi phí, mà đó còn là cơ hội để nhân viên công ty thể hiện sự sáng tạo. Ý tưởng này lại được củng cố thêm trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm cũng như trong các cuốn catalog giới thiệu của IKEA.
Tất cả đều ở trong gia đình
Kamprad đã tỏ ra cực kỳ sắc sảo, khôn ngoan, thậm chí có đôi phần láu cá, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của IKEA. Về thực chất, công ty thuộc quyền sở hữu và điều hành của gia đình Kamprad theo phong cách Thụy Điển, với hàng loạt công ty con kiểm soát những bộ phận khác nhau trong các hoạt động của IKEA, như nhượng quyền kinh doanh, sản xuất, phân phối. IKEA thậm chí không chỉ một lần từ chối việc chiếm lĩnh thị trường, bởi theo Kamprad, việc này có thể làm chậm lại quá trình ra quyết định của công ty mỗi khi tung ra đợt sản phẩm mới- điều chủ yếu tạo nên đà tăng trưởng ấn tượng của IKEA.
Tính tiết kiệm và lòng nhân hậu
Một mặt, Kamprad đại diện cho cuộc sống, sự sung túc với “giá cả phải chăng”. Ông luôn sử dụng tàu điện ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì đó là chiếc Volvo cũ kỹ. Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không uống soda với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm cửa hàng gần nhất để mua. Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa phương, cũng như ủng hộ cho quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác.Bạn hãy nghe ông chủ của IKEA tự nói về mình:
......
- Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi không khác biệt lắm so với mọi người, bởi vì cũng như họ, tôi bắt đầu kinh doanh từ rất sớm. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác sung sướng khi được cầm những đồng tiền lãi đầu tiên do chính mình làm ra. Lúc đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.
- Có lẽ tâm trí tôi không hoàn toàn dành cho công việc trang trại, đồng áng… Nhưng tôi luôn tự hào rằng tôi biết vắt sữa bò và biết đánh cỏ thành đống như một nông dân thực thụ.
- Tôi cảm thấy vui thích trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng tôi còn sung sướng hơn nhiều mỗi khi nắm bắt được ý tưởng mới, và tôi biết cách thuyết phục người khác rằng những ý tưởng đó có thể trở thành hiện thực. Việc này giúp tôi không ngừng tìm kiếm những khả năng mới và suy nghĩ về tất cả những gì có thể sinh lợi nhuận.
- Thành công hoàn hảo nhất là những thành công không gắn liền với mất mát. Đáng tiếc rằng tôi đã nhiều lần thất bại.
- Tôi phải bỏ rất nhiều thời gian để học cách không tin vào người khác. Giờ đây khi lớn tuổi, tôi đã trở nên thận trọng và biết đánh giá con người hơn, nhưng với các cộng sự của mình, tôi vẫn tin tưởng tuyệt đối.
- Triết lý kinh doanh của IKEA được xác định bằng một nguyên tắc vàng: bất cứ vấn đề gì cũng phải được nhìn nhận như một khả năng mới. Chính các vấn đề mang lại cho chúng ta những cơ hội bất ngờ.
- Đã từ lâu tôi luôn tuân theo một quy tắc cũ kỹ: giảm lượng hàng bán ra 1% sẽ kéo theo giảm doanh thu 10%. Vì thế, tổng lượng hàng hóa bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng đối với IKEA. Vì thế, kiểm soát chặt chẽ được chi phí ở tất cả các phân đoạn trong hoạt động kinh doanh gần như là sở thích của chúng tôi.
- Đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên thói quen trả giá khi mua hàng. Vợ tôi rất khó chịu về chuyện đó. - Các nhà kinh tế của chúng ta thường khẳng định rằng cần phải tăng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng. Tôi đã hỏi một nhà kinh tế: “Thế thì tỷ lệ đó là bao nhiêu?”. Tỷ lệ phần trăm cũng khó đoán như một câu đó vậy. Điều duy nhất làm chúng tôi quan tâm ở IKEA là trong túi chúng tôi còn lại bao nhiêu tiền sau kết thúc đợt bán hàng.
- Triết lý của tôi có thể tóm tắt như sau: để quản lý tốt thì phải hiểu biết mọi việc đến từng chân tơ kẽ tóc.
- IKEA không bao giờ mua hàng của IKEA, mà người ta phải sản xuất thứ hàng khác dành cho chúng tôi.
- Tôi vẫn thường hay nhắc nhân viên của mình rằng, mặt hàng tốt nhất ở IKEA chính là việc cả người mua lẫn người bán đều không thiệt thòi, mà cả hai đều nhận được điều gì đó.
- Nếu chúng tôi có tạo ra cái gì đó mới mẻ, thì đó là mời khách hàng uống cà phê và ăn bánh ngọt. Ngày nay, sáng kiến này đã được biến thành chuỗi cửa hàng tiện ích hàng năm mang về cho công ty hơn 2 tỷ cron. Công việc buôn bán không thể thực hiện được với cái dạ dày rỗng.
- “Điều gì là chính yếu trong quản lý?”
- người ta vẫn hỏi tôi như vậy. Tôi nói, đó là tình cảm. Nếu anh không chiếm được cảm tình của người khác, anh không bao giờ có thể bán được thứ gì cho họ. Tình cảm và kinh doanh không hề loại trừ nhau.
- Với vị thế và quyền uy của mình, tôi có thể nói bất cứ chuyện vớ vẩn, ngu ngốc nào mà không ai dám ngắt lời. Đây chính là rắc rối đáng sợ của nhà lãnh đạo.
- Tôi không bao giờ thỏa mãn cả. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng những gì tôi đã làm được hôm nay đến mai phải được làm tốt hơn.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Mẹ vắng nhà

Mẹ đi công tác miền Nam 1 tháng. “Á hậu 1” đành phải thay mẹ đảm nhiệm công việc không tên.
 

Nhà mình hỏng chiếc máy giặt, bố mẹ chưa có đủ tiền để sắm cái mới nên quần áo bẩn phải giặt bằng tay. Biết tính con gái rượu đỏng đảnh, lại không được chăm chỉ cho lắm nên bố đồng ý “đồ ai người đó giặt”. Thế là, lần đầu tiên trong gần 18 năm qua, con mới phải tự tay giặt quần áo cho mình. Mùa đông Hà Nội rét căm căm, ngâm bàn tay vào nước xà phòng thấy lạnh buốt. Bỗng thấy thương mẹ quá. Hóa ra bao nhiêu ngày nay, mẹ vẫn toàn giặt quần áo - không chỉ cho mẹ mà còn cho cả nhà. Đã thế, con gái mẹ chẳng biết thương mẹ vất vả, quần áo chỉ mặc đúng một ngày là đã…vứt vào chậu. Thế mà chỉ sang ngày hôm sau, áo quần đã sạch sẽ trở lại, được là lượt phẳng phiu và gấp gọn trong tủ quần áo của con rồi.
Mẹ vắng nhà, con cũng phải đảm nhiệm cương vị nấu cơm. Bình thường, không hiểu mẹ lo toan ra sao, mà cơm nước lúc nào cũng tinh tươm đến thế. Con gái của mẹ, chỉ học một buổi trong ngày. Chiều về được nghỉ. 5 h chiều đã nổi lửa nấu cơm, nhưng cứ loay hoay tới 7 h mới xong. Đặt nồi nước luộc rau trên bếp, nước đã sôi ùng ục rồi mà rau vẫn chưa kịp rửa xong. Xào có chảo rau bé xíu, lúc cần nêm nếm mới phát hiện bình gia vị đã gần hết, con lại chẳng biết gói gia vị mới mẹ để chỗ nào. May quá, còn tý nước mắm trong chai, dốc nốt vào chảo, hơi nhạt một tý, bố thông cảm nha. Đáng đời con gái bao lâu không thèm quan tâm trong bếp có những vật dụng gì.
Có mẹ ở nhà, con gái toàn len lén đùn việc dọn rửa bát đũa, lau dọn nhà cửa…cho mẹ. Hôm thì con kêu đau bụng, hôm lại bận học, hôm thì ăn ào ào liền mấy bát cơm rồi đặt bát xuống mâm trước nhất, phóng thẳng lên phòng. Một lát sau, áng chừng mẹ đã dọn dẹp xong mới lò dò…đi xuống. Mà mẹ làm nhanh thật. Bát đĩa gọn gàng, chiếc bàn ăn sáng bóng, bếp dọn tinh tươm như chưa từng có một cuộc nấu nướng nào trước đó…Giờ, vắng mẹ, một mình con loay hoay với bãi chiến trường, nước lạnh lại làm tê cứng hai bàn tay…
Vắng mẹ, nhà cửa của hai bố con như đảo lộn. Sáng sớm, bố dậy, cuống cuồng tìm bộ quần áo công sở. Tìm mãi không thấy đâu, hóa ra chúng vẫn còn còng queo vắt vẻo trên dây phơi quần áo, chưa có ai cất. Chiếc khăn len của con cũng thế, tự dưng không cánh mà bay khỏi mắc áo. Vắt óc mãi mới nhớ ra tối qua đi về muộn, con vứt luôn trên thành ghế sa-lông phòng khách. Giá mà có mẹ, thể nào mẹ cũng thu vén trước khi tắt đèn đi ngủ. Đồ vật ở đâu sẽ về lại vị trí của nó. Giờ, hai bố con, hai người lớn mà sao cứ như đàn kiến vỡ tổ. May mà nhà không có khách, nếu không chắc họ sẽ chết ngất vì sự lộn xộn…
Ngày đầu nghe tin mẹ đi công tác miền Nam, hai bố con nhìn nhau hấp háy mắt. Thế là được trở thành đàn chim xổ lồng rồi. Ngay hôm sau, bố ra lệnh từ nay tối tối, thay vì ở nhà theo “lệnh” của mẹ, hai bố con sẽ đi chơi dạo phố xả láng. Nhưng, chỉ được có một hai bữa, cả hai đều không thấy vui như đã nghĩ. Hai bố con xải bước trên đường, vẫn là khung cảnh ấy, vẫn là những tiếng xe cộ nườm nượp náo động ấy, mà sao thiêu thiếu cái gì rất lạ. Bỗng thèm được nằm nhà, nghe tiếng mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở: Con học bài đi.Còn bố thì đừng làm việc khuya quá nhé. Cũng lại thèm bóng mẹ thi thoảng bê đĩa kẹo dẻo, hay nấu bát súp nóng lúc đêm khuya để hai bố con tẩm bổ…Mẹ của con cũng đi làm 8 tiếng như ai, nhưng, chiều về một tay mẹ lèo lái con thuyền gia đình băng băng, như là có sức khỏe của thần tiên vậy.
Cái lồng chim ơi, mẹ mau về đi. Về để cho hai bố lại được tự nguyện nhốt vào trong cái lồng ấy, mẹ nhé.

Phương châm sống.

1.Thử thách của can đảm ko fải là dám chết mà là dám sống và thực hiện ước mơ của mình.

2.Thật hạnh phúc cho những ai biết cho mà ko hề nhớ đến, biết nhận mà ko hề quên đi.

3. Hãy tin tưởng vào chính mình, hãy mở rộng trái tim và để tâm hồn thể hiện tất cả.

4. Mỗi khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm cho mình 1 lối đi chứ ko fải 1 lối thoát.

5. Đừng đau khổ với những jì mình ko có, hãy biết vui với những jì mình đang có trong tay.

6. Hãy lắng nghe lòng tốt của mình mách bảo, và cam đảm hành động theo tiếng gọi của con tim.

7. Tôi ko bắt buộc fải chiến thắng, nhưng tôi bắt buộc fải chiến đấu đến cùng. Tôi ko bắt buộc fải thành công, nhưng tôi cũng fải nỗ lực hết sực mình.

8. Có 3 cách để tự làm giàu cho mình: mỉm cười, cho đi, và tha thứ.
Con người thường chú ý đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác, mà quên đi những fẩm chất tốt đẹp của họ. Khi fải đánh giá 1 sự việc hay 1 con người, đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ra còn có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

9. Khi tôi sống hết mình vì người khác, thì cũng đồng nghĩa với việc tôi đã quên đi chính bản thân mình.

10. Con đường học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công.

11. Tức giận là cơn lốc xóa đi mọi sự thông minh.

12. Hãy suy nghĩ những điều bạn nói nhưng đừng bao giờ nói những gì bạn nghĩ.

13. Tài năng thường được tỏa sáng trong sự im lặng, còn cái kém cỏi thì thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Người ta thường nói  " Thùng rỗng thì hay kêu to" đúng là như vậy đấy.

14. Tôi phải cố gắng thay đổi lại mình, xóa bỏ đi mọi chuyện của năm cũ, sang năm mới sống với con người của năm mới. Cầu chúc mọi người một năm mới "Vạn Sự Như Ý"

Theo Tuổi Trẻ Thanh Hóa

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Nếu như ta yêu nhau...

 Nếu như ta yêu nhau, em sẽ đắn đo hàng giờ đồng hồ để xem hôm nay đi chơi với anh sẽ mặc gì, em sẽ giả vờ giận tí xíu khi anh đến muộn rồi vội vàng hỏi xem anh đi đường có mệt không?

Sáng nay em đi làm bị dính nước mưa nên 11h30 em đã dừng mọi thứ liên quan đến công việc rồi.  Ngồi nghĩ miên man, em lại nghĩ tới anh…. Và chắc chắn anh sẽ rất vui vì anh bảo: “Anh bắt em phải nhớ anh mà!”.
- Tớ sẽ cưa cậu nhé?
- Để làm gì  chứ?
- Hỏi lần cuối đó, có hay không?
- Tớ đồng ý
Haha... tớ hỏi cho lịch sự thôi chứ cậu không đồng ý tớ vẫn cưa cậu vì tớ thích cậu rồi.
Nếu ta yêu nhau thì sao nhỉ? Sẽ như thế này nhé!
Mỗi sáng, em sẽ dậy sớm hơn một chút để gọi anh dậy đi làm thay vì như hiện tại anh luôn phải gào thét gọi con mèo mướp này dậy và ăn sáng. Nhưng em sẽ giả vờ giận anh nếu cái giọng ngái ngủ của anh đòi ngủ thêm 5 phút nữa. Và sau đó em sẽ  gửi đến anh một tin nhắn đầy yêu thương đón chào một ngày mới.
Buổi trưa, anh sẽ giật mình nhận được một  nữa… không còn những lời lẽ yêu thương mà là những câu hỏi rất láu cá: “Này anh, anh ăn chưa? Anh ăn những gì? Ngon không? Sáng nay đi làm có ngắm được em xinh tươi nào không?....”. Đảm bảo cái mặt anh sẽ tái mét … nhưng em sẽ giả vờ như thế đấy, vì em biết anh chỉ yêu mỗi em thôi!


Nếu như ta yêu nhau!, Bạn trẻ - Cuộc sống, chuyen tinh yeu, neu ta yeu nhau, moi tinh dau, hanh phuc, tinh yeu dau tien
Nếu như ta yêu nhau, em sẽ đắn đo hàng giờ đồng hồ để xem hôm nay đi chơi với anh sẽ mặc gì (Ảnh minh họa)


Buổi tối, mặt anh sẽ cau có khi vừa về đến nhà lại nhận được tin nhắn của em à ơi xem tối nay anh bận không để đưa em đi chơi. Rồi cả buổi  ấy anh sẽ được nghe radio miễn phí, đủ thứ chuyện trên đời từ cái loa phóng thanh này. Em sẽ lườm yêu anh một cái nếu biết anh cứ gầt gù mà không biết em đang nói những gì. Em thề lúc đó anh mà không ôm chặt lấy em, em sẽ giả vờ nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu để ăn vạ anh.
Nếu như ta yêu nhau, em sẽ có lý do chính đáng để quan tâm tới anh nhiều hơn lúc này, em đang nghĩ tới anh mà không gửi tin nhắn cho anh. Dù có bận đến đâu em cũng để cho em mất tập trung 5 phút để nghĩ tới anh và kịp gửi anh một tin nhắn với chỉ với ba chữ “Em nhớ anh”.  Dù mệt chút xíu em cũng nũng nịu nói cho anh biết để rồi hạnh phúc khi biết anh đang rất lo lắng cho em. Không như lúc này, em thấy mệt lắm mà cũng chẳng dám nói cùng anh.
Nếu như ta yêu nhau, em sẽ đắn đo hàng giờ đồng hồ để xem hôm nay đi chơi với anh sẽ mặc gì, em sẽ giả vờ giận tí xíu khi anh đến muộn rồi vội vàng hỏi xem anh đi đường có mệt không. Anh này, nếu ta yêu nhau thì ngồi sau anh, em sẽ tự động vòng tay ôm chặt lấy anh nhỉ? Lúc đó anh sẽ không còn trêu em là to còi nữa nhé và em sẽ líu lo hát cho anh nghe. 


Nếu như ta yêu nhau!, Bạn trẻ - Cuộc sống, chuyen tinh yeu, neu ta yeu nhau, moi tinh dau, hanh phuc, tinh yeu dau tien
Nếu như ta yêu nhau, anh sẽ ở bên em đúng không? (Ảnh minh họa)

Nếu như ta yêu nhau, em sẽ học cách là quần áo đẹp hơn, em sẽ học cách gấp quần áo, em sẽ thắt cavat đẹp hơn để khi nào có dịp em sẽ thể hiện cho anh xem, anh sẽ tự hào về em đúng không nào? Em sẽ học thêm vài món mới để cuối tuần gọi anh đến chấm điểm và thưởng thức.
Nếu như ta yêu nhau, anh sẽ ở bên em đúng không? Em biết chắc chắn rằng anh sẽ không bao giờ về trước như lần đó. Em sẽ không sợ khi sang đường nữa vì em biết bàn tay anh sẽ nắm chặt lấy bàn tay em đi đến tận cuối con đường. Em sẽ không thấy cô đơn vì em biết anh sẽ cho em một bờ vai tin tưởng. Em sẽ không thấy những vết thương lòng sưng tấy vì em biết tình yêu của anh luôn chân thành.
Nếu như ta yêu nhau, em biết chắc rằng anh sẽ không bao giờ làm em khóc đúng không? Nếu có những giọt nước mắt lăn dài trên má thì đó là những giọt nước mắt hạnh phúc anh nhỉ?
Nếu như ta yêu nhau – nếu như anh giống nhân vật Anh trong bài “Nếu một ngày… anh nói lời chia tay” thì chuyện đi Bà Nà Hills có thành hiện thực không anh?
Em thích anh thật rồi vì thế Nếu ta yêu nhau – anh giống nhân vật Anh đó thì trong khoảng thời gian yêu em – hãy dạy em để em bước vững vàng hơn nhé!

Theo Việt Báo

Bài đăng ngẫu nhiên